Lời khuyên cho những bạn yêu thích ảnh chân dung.

Xin chào các bạn.
Tên tôi là Hoàng Minh Tuấn. Tôi là nhiếp ảnh gia, nhà đào tạo nhiếp ảnh. Nhiếp ảnh đối với tôi là một thú vui mang lại thu nhập không hề nhỏ và nhiều trải nghiệm thú vị. Tôi chuyên về thể loại ảnh chân dung, thời trang, quảng cáo. Hôm nay chia sẻ với các bạn chút bí quyết về chụp ảnh chân dung.

Profile ThanhTra2268

Tất cả bắt đầu như thế nào?

Mọi chuyện bắt đầu vào năm 2016, khi tôi bắt đầu tiếp xúc máy ảnh. Công ty chủ quản của tôi cần một người chụp ảnh sản phẩm để bán hàng, tôi lúc đó đang làm designer. Chốt đơn với sếp, nhận kèo và bắt đầu học chụp ảnh. Tôi tìm ngay tới các trung tâm, những thầy giỏi, xem các clip chụp từ các chuyên gia để không mất thời gian học quá lâu. Sau đó là mua bộ máy ảnh cho cá nhân mình. Từ đó tới giờ tôi sử dụng qua nhiều đời máy, canon 600D, Nikon D90. canon 6D, sony a73, sony a6500, canon eos R.. ống kính thì nhiều. Tôi bắt đầu chụp nhiều hơn, khách hàng biết tới nhiều hơn. Tôi chuyển dần từ chụp ảnh sản phẩm sang chụp chân dung, quảng cáo. Bắt đầu đăng các tác phẩm của mình lên các nền tảng mạng xã hội, nhiều nhất là tiktok, thật vui vì được mọi người đón nhận các tác phẩm của mình.
Và bây giờ tôi đã sẵn sàng chia sẻ một số bí quyết của một tấm ảnh đẹp.

1: Máy ảnh
“Máy ảnh càng xịn, ảnh càng xịn” – nhiều người nghĩ vậy. Đây là một điều có thể đúng nếu xét các khía cạnh khác nhau. Một nhiếp ảnh gia tốt sẽ không bao giờ chụp với con máy ghẻ. Nhưng tôi chắc kèo nếu người chụp giỏi họ sẽ cho ra tác phẩm tốt với bất kì thiết bị nào. Tôi đang sử dụng canon EOS R (Trước đây là canon 6D) và hoàn toàn hài lòng, nhưng nếu có thể tôi sẽ mua Canon EOS R6. Ưu điểm của những thiết bị này là màu sắc, chi tiết và dải tương phản động. Bạn sẽ phát điên nếu muốn chỉnh sửa sâu hơn nhưng file chụp từ máy ảnh của các bạn không cho phép điều đó.

2: Ống kính
Ống kính phải được xem xét một cách nghiêm túc, nghiêm túc hơn so với việc lựa chọn máy ảnh, vì chính ống kính là nguyên nhân tạo nên vẻ đẹp và chất lượng của bức ảnh. Nó xác định góc của khung hình, hiệu ứng bokeh, độ sắc nét, tỷ lệ đối tượng chụp ảnh, màu sắc. Ống kính yêu thích của tôi là 35mm f / 1.4. Tôi thích nó nằm ở tính linh hoạt, mọi không gian cho ảnh chân dung đều phù hợp với nó.

3: Người mẫu
Loại bỏ các khía cạnh kỹ thuật của thiết bị, model là thành phần cực kì quan trọng cho 1 bức ảnh đẹp. Tôi chia người mẫu thành hai loại:
– Các mẫu thời trang. Tôi thấy cực kì nhiều, phần lớn là hơn 90%. Theo tôi, chúng quá nhàm chán và không thú vị cho một bức chân dung đẹp.
– Các người mẫu ảnh chân dung. Phải nói là rất ít và khó tìm. Họ có vẻ ngoài tinh khiết, thường có vẻ đẹp á đông, và chưa can thiệp thẩm mỹ nhiều. Bờ môi đặc trưng là hơi mỏng, sống mũi cao tự nhiên, ánh mắt giàu cảm xúc. Nhiều người trong số họ thậm chí không biết rằng họ có lợi thế như vậy. Họ thường thậm chí không cần tạo dáng – chỉ cần nhìn vào máy ảnh là đủ.

4. Địa điểm chụp
Style của bức ảnh phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm không gian mà bạn đặt người mẫu vào đó. Chọn một địa điểm cẩn thận, cực kì cẩn thận, và tốt hơn là nên ghé thăm trước đó một ngày, nếu bạn chưa đến đó lần nào. Điều này sẽ giúp bạn sử dụng thời gian chụp của mình một cách tiết kiệm và hiệu quả hơn. Học cách nhìn vẻ đẹp xung quanh bạn, tìm hình khối hình học, ngắm các đường dẫn có sẵn trong tự nhiên. Điều này sẽ giúp bạn định hình khung ảnh một cách chính xác. Cố gắng tận dụng tối đa môi trường xung quanh người mẫu.

5: Thảo luận về buổi chụp với người mẫu như thế nào?
Theo kinh nghiệm của tôi, trang phục là cực kì quan trọng. Người mẫu kèm trang phục chuẩn mực sẽ tạo nên nội dung rõ ràng hơn. Điều quan trọng là phải thảo luận tất cả các chi tiết của ảnh trước khi chụp. Nói chuyện trước với nhau qua mạng xã hội là phù hợp. Nhẫn, dây chuyền, hoa tai – tất cả những thứ không thuộc về hình ảnh nên được loại bỏ. Hình ảnh càng sạch, ảnh chụp của bạn càng tốt. Đừng quên các phụ kiện: mũ, khăn quàng cổ, ô và những vật dụng nhỏ khác để hình ảnh thêm xịn xò.

6: Ánh sáng nhân tạo, có cần thiết không?
Trừ khi trong studio, mình gần như không sử dụng ánh sáng nhân tạo, thi thoảng có hob dùng tới hắt sáng. Ánh sáng tự nhiên giúp bạn ngắm rõ bức ảnh bạn sắp chụp ra có kết quả như thế nào. Ánh sáng chính là nhiếp ảnh và ngược lại. Sau khi học cách nhìn thấy nó một cách hoàn hảo, bạn sẽ có thể tạo ra những tấm ảnh tuyệt vời. Học cách nhìn ánh sáng, nhìn vùng hightlight, shadow, hình khối… Không cần ánh sáng phức tạp, bạn chỉ cần hạn chế ánh sáng phủ lên người mẫu. Sử dụng mọi thứ để cắt bớt ánh sáng dư thừa và tạo dòng chảy có hướng: đó có thể là mái vòm, cửa sổ, lối đi giữa các tòa nhà, bãi đậu xe có mái che, cành cây và tán cây. Bầu không khí và tâm trạng của bức ảnh phụ thuộc rất nhiều vào ánh sáng phù hợp.

Đó là một vài lời khuyên cho nhiếp ảnh gia chân dung từ Hoàng Tuấn Photography. Chúc các bạn sẽ thành công trên con đường nhiếp ảnh của mình.